Bộ phim A Walk To Remember
Tóm tắt bộ phim A walk to remember:
Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu giữa Landon Carter - một chàng trai đào hoa, chơi bời lêu lổng và Jamie Sullivan - cô gái thuần khiết ngoan đạo. Mọi chuyện bắt đầu từ khi Landon bị bắt sau một vụ trêu chọc bạn cùng trường gây hậu quả nghiêm trọng và phải tham gia vào Hội hoạt động phục vụ cộng đồng tại trường - nơi Jamie luôn dành thời gian sau giờ học. Khi Jamie gặp và nhận lời giúp đỡ Landon, cô đã đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp bên trong Landon - cái mà mọi người và cả Landon không nhìn thấy được.
Cha cô là mục sư, và Jamie là một cô gái ngoan đạo. Đức tin của cô vào Chúa khiến cô luôn có niềm tin vào điều tốt đẹp ở người khác, để rồi chính niềm tin đó dẫn truyền đến Landon khiến Landon thực sự thay đổi. Jamie không ép buộc Landon thay đổi, không mong cầu kỳ vọng điều gì ở anh, cô chỉ yêu thương anh bằng trái tim thuần khiết không chút suy tính, và tin tưởng anh không vì bất cứ lí do nào. Chính niềm tin ấy gợi lại trong Landon ước mơ cháy bỏng nhất, tươi đẹp nhất, mang tới cho anh niềm khao khát được sống một cách tử tế và tốt lành. Chàng trai ấy, nhờ có tình yêu và niềm tin của Jamie đã dần trở thành một người đàn ông biết phấn đấu vì ước mơ của mình, biết cách yêu thương chân thành, biết tha thứ và biết sống tử tế.
Làm sáng tỏ luận điểm của Mác từ bộ phim:
C. Mác khẳng định: “Bản chất của con người không phải là trừu tượng cố hữu mà trong tính hiện thực của nó,bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.Theo C. Mác, không có con người trừu tượng, chung chung nằm ngoài các quan hệ xã hội, thoát ly điều kiện lịch sử mà nó tồn tại. Chỉ có trong mối quan hệ với những người khác, với đồng loại con người mới tồn tại, phát triển.
Mọi mối quan hệ xã hội đều tham gia vào quá trình hình thành, phát triển bản chất con người. Các mối quan hệ giữa người và người trong đời sống hiện thực là điều kiện, tiền đề để hình thành, phát triển bản chất người; vừa là môi trường điều kiện để con người thể hiện bản chất của mình. Vị trí, vai trò của các mối quan hệ xã hội không ngang bằng nhau trong sự hình thành bản chất con người và vai trò đó phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời điểm nào thì quan hệ sản xuất vẫn là mối quan hệ cơ bản nhất quyết định các quan hệ khác, do đó cũng quyết định bản chất con người. Trong xã hội có giai cấp, tính giai cấp là hạt nhân của bản chất người.
Mối quan hệ giữa Landon Carter và Jamie Sullivan đã thể hiện rõ luận điểm của Mác. Bản chất con người nó thể hiện qua các quan hệ xã hội, quan hệ giữa người với người. Biết nhau từ thời mẫu giáo những chẳng bao giờ nói chuyện với nhau. Cho đến khi tuổi học trò khi anh chàng bị thầy phạt và nhận được sự giúp đỡ của cô gái, họ mới bắt đầu nói chuyện và dần tiếp xúc với nhau. Cũng như trong khoảng thời gian đó họ đã dần có tình cảm với nhau. Đó cũng là sự khởi đầu của của mối quan hệ xã hội.
Các mối quan hệ xã hội tham gia hình thành, phát triển bản chất con người phải thông qua hoạt động thực tiễn của chính họ. Bởi vì, trong quá trình hoạt động, con người bị quy định, chi phối, tác động bởi các mối quan hệ xã hội; đồng thời con người cũng cải biến các mối quan hệ đã có, xây dựng, phát triển những mối quan hệ xã hội mới. Con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của các quan hệ xã hội; vừa chịu sự chi phối của các quy luật xã hội, lịch sử; vừa sáng tạo ra chính bản thân mình. Vì thế, bản chất con người không nhất thành bất biến mà luôn vận động biến đổi. c. Mác chỉ rõ, con người tạo ra hoàn cảnh đến mức độ nào, thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức độ ấy. Nội dung trên đây chính là cơ chế hình thành, phát triển bản chất con người, là bức tranh biểu hiện sinh động nhất bản chất con người trong lịch sử.
Luận điểm trên của c. Mác đã nhấn mạnh tính phô biến bản chất con người, nhưng không phủ nhận tính đa dạng phong phú về tính cách, nhu cầu lợi ích của mỗi con người với tính cách là những cá nhân. Bởi ngoài các mối quan hệ chung như quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại; mỗi con người cụ thể còn có những quan hệ đặc thù, đơn nhất, và vai trò của các mối quan hệ đối với mỗi con người, ở mỗi thời kỳ lịch sử là không giống nhau.
Nhận xét
Đăng nhận xét