Môn học Triết học Mác- Lênin
Xin chào các bạn👋. Mình tên là Nguyễn Văn Phúc, sinh năm 2001,quê quán Bình Thuận, hiện đang là sinh viên năm hai khoa xây dựng trường đại học Sư Phạm Kỹ thuật TPHCM. Trong bài viết này,mình xin chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm mình có được sau môn học Triết học Mác- Lênin.
Trong tiếng Anh, triết học được gọi là Philosophy. Nguồn gốc của từ này xuất phát từ hai từ “philo” và “sophia”. “Philo” tức là yêu, “Sophia” nghĩa là trí tuệ, chân lý. “Philosophy” là bộ môn đi tìm cái gọi là chân lý, sự đúng đắn,đồng thời nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Khi học môn này, mình mong muốn phát triển những kỹ năng giúp ích cho công việc sau này như cách tư duy, suy nghĩ một cách chín chắn, làm thế nào để phân tích thông tin, làm thế nào để đưa ra các lập luận thuyết phục, rõ ràng và logic,song song với những kĩ năng giao tiếp,làm việc nhóm, thương lượng, tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề…Trong quá trình học, mình được tiếp xúc với một môi trường học tập rất năng động, sáng tạo và mới mẻ.Giảng viên hướng dẫn mình là một người rất tận tâm trong công việc và luôn thúc đẩy sinh viên phát huy những kỹ năng mềm của bản thân. Chung nhóm với mình là những thành viên đến từ những khóa học và khoa, ngành khác nhau,tao nên một tập thể với nhiều cá tính,thế mạnh,kỹ năng,giúp nhóm linh hoạt và sáng tạo trong việc tiếp cận và giải quyết những yêu cầu và thách thức đề cao yếu tố tư duy,sáng tạo, khả năng hoạt động nhóm, vẽ sơ đồ tư duy, làm Powerpoint do môn học và giảng viên đặt ra. Giáo trình môn học gồm 3 chương và mỗi chương đều mang đến cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng bổ ích.Sau đây mình sẽ chia sẽ về những nội dung mình học được và cảm nghĩ, đồng thời đánh giá về những thành tựu đã và chưa đạt được về kiến thức và kỹ năng sau khi trãi qua mỗi chương học.
Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
I.Triết học và vấn đề cơ bản của triết học
1. Khái lược về triết học
2. Vấn đề cơ bản của triết học
3. Biện chứng và siêu hình
II.Triết học Mác- Lênin và vai trò của triết học Mác- Lênin trong đời sống xã hội
1. Sự ra đời và phát triển của triết học Mác- Lênin
2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác- Lênin
3. Vai trò của triết học Mác- Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
-Cảm nghĩ: Sau khi học xong chương 1,mình đã hiểu rõ hơn về bộ môn triết học và cảm thấy hứng thú với cách tư duy mới mẻ mà bộ môn mang lại.
-Thành tựu:
+Về kiến thức: nắm được những khái niệm cơ bản về triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội.
+Về kỹ năng: nắm được kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy.
Chương 2: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
I.Vật chất và ý thức
1. Vật chất và các hình thức tồn tại của vật chất
2. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
II.Phép biện chứng duy vật
1. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
III. Lý luận nhận thức
1. Các nguyên tắc của lý luận nhận thức duy vật biện chứng
2. Nguồn gốc, bản chất của ý thức
3. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
4. Các giai đoạn cơ bản của nhận thức
5. Tính chất của chân lý
-Cảm nghĩ: môn học ngày càng đi sâu vào những vấn đề trừu tượng hơn, đòi hỏi sinh viên phải tư duy lôgic và lập luận chặt chẽ.
-Thành tựu:
+Về kiến thức: nắm được mỗi quan hệ giữa vật chất và ý thức, nắm được phép biện chứng duy vật (được xem là “linh hồn sông”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác”) và hiểu quá trình nhận thức.
+Về kỹ năng: Tự tin hơn khi thuyết trình trước đám đông.
Chương III. Chủ nghĩa duy vật lịch sử
I.Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội
1. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội
2. Biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
3. Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội
4. Sự phát triển các hình thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử- tự nhiên
II.Giai cấp và dân tộc
1. Giai cấp và đâu tranh giai cấp
2. Dân tộc
3. Mối quan hệ giai cấp- dân tộc- nhân loại
III.Nhà nước và cách mạng xã hội
1. Nhà nước
2. Cách mạng xã hội
IV.Ý thức xã hội
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
V.Triết học về con người
1. Khái niệm con người và bản chất con người
2. Hiện tượng tha hóa con người và vấn đề giải phóng con người
3. Quan hệ các nhân và xã hội, vai trò của quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử
4. Vấn đề con người trong sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam
-Cảm nghĩ: môn học cung cấp một cách nhìn chi tiết và khách quan về các sự vật,hiện tượng trong cuộc sống giúp mỗi sinh viên phát triển tư duy và các mối quan hệ trong cuộc sống hàng ngày.
-Thành tựu:
+Về kiến thức: tiếp cận cách nhìn của triết học về con người,bản chất con người và mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc,giữa nhà nước và cách mạng xã hội.
+Về kỹ năng: kỹ năng làm Powerpoint, kỹ năng phối màu,làm blog các nhân.
=>Kết luận: Sau khi kết thúc ba chương của môn triết học Mác- Lênin,mình học được một số kỹ năng bổ ích như kỹ năng vẽ sơ dồ tư duy, làm Powerpoint. Đồng thời,qua những thiết sót của bản thân trong quá trình học tập môn học, mình thấy rằng cần phải học tập và trao dồi thêm nhiều kỹ năng như quản lý thời gian để hoàn thành công việc, thuyết trình một cách dõng dạc và rõ ràng.
Nhận xét
Đăng nhận xét